Để chủ động phòng chống rét cho mạ và hạn chế thấp nhất tác hại của thời tiết đến sản xuất vụ xuân 2016, bà con nông dân cần chú ý các biện pháp phòng chống rét cho mạ dưới đây:

Chọn đất: Chọn đất tốt, chân ruộng cao, khuất gió, chủ động nguồn nước, cày bừa nhuyễn bùn rồi làm sạch cỏ dại và gốc rạ.

Lên luống rộng 1,2 – 1,4m; tạo mặt luống phẳng, rãnh rộng 30cm.

Bón lót: 8 – 10kg phân chuồng + 0,5kg supe lân cho 10m2 mặt luống.

Chuẩn bị giống: Lượng giống cho 1 sào Bắc Bộ (360m2) lúa thuần: 2 – 2,5kg, lúa lai 1 – 1,2kg.

Đối với lúa lai phải ngâm nước sạch, ấm (3 sôi 2 lạnh) 20 - 24 giờ, thay rửa nước chua 2 - 3 lần trong ngày. Lúa thuần ngâm 36 - 38 giờ, khi thấy hạt thóc trương mọng nước thì đem ủ. Trước khi ủ phải đãi sạch nước chua, thời gian ủ cần giữ nhiệt 30 - 32 độ C, độ ẩm 85 - 90% (bằng cách tưới nước ấm) đến khi mầm dài bằng 1/2 hạt thóc, rễ dài bằng hạt thóc thì đem gieo.

Gieo mạ: Đối với giống lúa lai, gieo 1kg cho 15 - 18m2 dược mạ; 1kg lúa thuần gieo 8 - 10m2. Nên chia mạ làm 2 - 3 phần để gieo đi gieo lại cho đều. Lưu ý: Khi gieo mạ phải úp tay gieo chìm mộng mạ, chọn ngày có nhiệt độ trên 15 độ C.

Chăm sóc và chống rét:

+ Sau khi gieo mặt luống phải đảm bảo đủ độ ẩm bằng cách giữ nước dưới rãnh.

+ Dùng nilon làm mái che cho mạ. Có thể làm theo hình vòng cung ngang luống. Chiều cao vòm mặt luống 60cm.

+ Trường hợp không giữ được nilon có thể áp dụng biện pháp chống rét cho mạ bằng cách:

- Dùng tro bếp hoai mục rắc lên mặt luống mạ một lớp dày 0,5cm. Nếu mạ có trên 1 lá có thể rắc dày 1cm.

- Những đêm có sương muối, sáng ra dùng que gạt sương đọng trên lá hoặc dùng bình ô doa tưới nước cho tan sương. Tuyệt đối không bón phân đạm cho mạ khi nhiệt độ xuống dưới 15oC.

- Ở chân ruộng chủ động được nước thì tháo nước ngập 1/2 - 2/3 thân mạ, nước được luân chuyển mới có tác dụng.

- Với các luống mạ đã lên xanh tốt có thể sử dụng thêm các loại phân bón qua lá để tăng sức đề kháng cho cây mạ.
                                                                                         
(Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

 Ngày 21-1, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.

Phiên khai mạc Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ảnh TTXVN

Tham dự Đại hội, có đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ qua các thời kỳ, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ, chức sắc tôn giáo, đoàn ngoại giao và 1.510 đại biểu đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên trong toàn quốc.

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về các văn kiện Đại hội XII của Đảng. Ảnh TTXVN
Khai mạc Đại hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh đến tầm quan trọng và ý nghĩa của Đại hội lần này. Với chủ đề “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đại hội đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2016-2020; nhìn lại 30 năm đổi mới; kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI; tổng kết thi hành Điều lệ Đảng khóa XI và bầu Ban Chấp hành T.Ư khóa XII. Chủ tịch nước nhắc đến lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, giữ gìn Đảng ta thực sự trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Đại hội cũng tưởng nhớ, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đại hội XII đại hội đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, thể hiện bản lĩnh, ý chí kiên cường, quyết tâm đi tới của cả dân tộc vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Đoàn Đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Ảnh Khánh Linh
Sau phần chào mừng của đại diện nhân dân thành phố Hà Nội, đọc báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI về các văn kiện Đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài đã đóng góp trí tuệ cho các văn kiện của Đại hội. Tổng Bí thư nhấn mạnh đến 6 nội dung quan trọng, nhất là những thành tựu mang tính tầm vóc, ý nghĩa cách mạng sau 30 năm đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Tổng Bí thư nhấn mạnh, thành tựu 30 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong thời kỳ mới đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ hơn. Để thực hiện được điều đó, cần thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng; giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Tổng Bí thư cũng chỉ rõ những yếu tố tác động đến tình hình đất nước trong thời gian tới, nhất là những hạn chế, yếu kém cần tập trung khắc phục. Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần đoàn kết một lòng, quyết tâm xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, phấn đấu đưa nước ta sớm trở thành nước cơ bản công nghiệp theo hướng hiện đại. Kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh đến những thành tựu trong các lĩnh vực phát triển giáo dục và đào tạo; xây dựng văn hóa, con người; xây dựng Đảng và chỉ rõ những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực này.
Đoàn Đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc trao đổi bên lề Đại hội. Ảnh Khánh Linh

Trong nhiệm kỳ tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh đến 6 nhiệm vụ quan trọng, đó là: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, chú trọng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề tái cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, xử lý nợ xấu và đảm bảo an toàn nợ công. Kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân. Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

Đoàn Đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc đến dự Đại hội Đảng toàn quốc trong không khí phấn khởi, tự hào. Ảnh Khánh Linh

 

Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, đồng chí Lê Hồng Anh đã đọc báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI, trong đó nhấn mạnh đến kết quả lãnh đạo của Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong nhiệm kỳ 2010-2015; chỉ ra những khuyết điểm cần khắc phục trong từng lĩnh vực; rút ra một số bài học kinh nghiệm. Ban Chấp hành T.Ư khóa XI mong muốn, Ban Chấp hành T.Ư khóa XII sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI để lãnh đạo đưa nước ta phát triển lên tầm cao mới.

Buổi chiều, các đại biểu làm việc tại đoàn.

Theo: Báo Vĩnh Phúc

 

Ngày 15 tháng 01 năm 2016, Đảng ủy khối Doanh nghiệp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2015